“Thần thái” nghĩa là gì? Nó có gì khác với “phong thái” mà bấy lâu nay Paratime Studio vẫn thường dùng để nói về tiêu chí của một bức ảnh chân dung nghề nghiệp?
“Thần thái” và “Phong thái”
Có thể bạn đã biết “thần thái” hay “quan trọng là thần thái” là cụm từ được dùng nhiều nhất trên mạng xã hội sau Tết Mậu Tuất 2018, đặc biệt là trong những phát ngôn liên quan đến hình ảnh. Nhưng “thần thái” nghĩa là gì? Nó có gì khác với “phong thái” mà bấy lâu nay Paratime Studio vẫn thường dùng để nói về tiêu chí của một bức ảnh chân dung nghề nghiệp?
Theo Từ điển Tiếng Việt của Vietlex (2007) thì từ “thần thái” có nghĩa là “những biểu hiện bên ngoài như vẻ mặt, dáng đi, điệu bộ, cử chỉ của con người [nói tổng quát]” (trang 1433). Các ví dụ mà mục từ này đưa ra là “thần thái mệt mỏi”, “trông thần thái nó rất mạnh bạo”.
Cũng theo từ điển trên, từ “phong thái” được giải nghĩa là “những nét đặc trưng [thường là tốt đẹp] biểu hiện qua dáng đi, cử chỉ, điệu bộ của một người” (trang 1215) với các ví dụ “phong thái ung dung”, “có phong thái nghệ sĩ”, “phong thái nhàn nhã”.
Như vậy, cả hai danh từ trên đều dùng để chỉ những biểu hiện bề ngoài như “dáng đi, cử chỉ, điệu bộ” của con người. Điểm khác biệt là trong khi “thần thái” là những biểu hiện nói chung, có cả tốt cả xấu thì “phong thái” lại là những nét đặc trưng và “thường là tốt đẹp” của một cá nhân.
Tất nhiên, so sánh này chỉ để thấy những điểm tương đồng và khác biệt.
Vậy “Thần thái” hay “Phong thái”? Quan trọng nhất vẫn là trào lưu.
“Chân dung nghề nghiệp (corporate portraits, corporate headshots) không đơn thuần là một sự miêu tả ngoại hình mà, quan trọng hơn, nó thể hiện tinh thần, phong thái của cá nhân cũng như tổ chức mà người đó đại diện”.